Nội dung bài viết
Bảo tàng Điêu khắc Chăm – Lịch sử văn hóa nghệ thuật của người Chăm Pa.
Đâu là điểm đến không thể bỏ lỡ khi đến với Đà Nẵng? Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng –dấu ấn lịch sử, giá trị văn hóa – nghệ thuật của người Chăm Pa.
Giới thiệu sơ lược về bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng
Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng được khởi công xây dựng năm 1915. Hơn 20 năm trước đó, nhiều hiện vật điêu khắc được tìm thấy ở Quảng Nam, Đà Nẵng và ở các tỉnh lân cận. Sau đó được tập trung về “công viên tourane”

Bảo tàng được hoàn thành và khánh thành vào năm 1919 với 160 cổ vật điêu khắc. Tòa nhà được xây dựng theo thiết kế của 2 kiến trúc sư người Pháp với đường nét tiêu biểu của kiến trúc Chăm. Mặc dù trải qua nhiều lần tu bổ nhưng bảo tàng vẫn giữ được phong cách của kiến trúc ban đầu.

Bảo tàng điêu khắc Chăm được mở rộng thêm lần đầu vào những năm giữa thập kỷ 1930 nhằm thêm chỗ để lưu giữ những cổ vật được khai quật trong những năm 1920 và 1930. Bảo tàng tiếp tục trùng tu thêm 3 lần vào năm 2002, 2005 và 2016.
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng lưu giữ khoảng 2.000 hiện vật điêu khắc, có 3 chất liệu chính đó là sa thạch, đất nung và đồng. Chất liệu phần lớn là sa thạch.


Bảo tàng trưng bày gần 500 hiện vật, hơn 1200 hiện vật còn lại được lưu giữ trong kho. Bảo tàng là nơi lưu giữ 3 bảo vật quốc gia Tượng Bồ tát Tara, Đài thờ Trà Kiệu và Đài thờ Mỹ Sơn E1 thuộc văn hóa Chăm Pa. Và đây là bảo tàng điêu khắc Chăm Pa hạng 1 tại Việt Nam và duy nhất trên Thế Giới.



Các khu vực trong bảo tàng
Không gian của tòa nhà gần 1000m2 được bố trí thành nhiều khu vực. Năm 2002, bảo tàng được xây thêm tòa nhà 2 tầng, mở rộng diện tích tòa nhà thêm hơn 1000m2 để trưng bày các hiện vật.
Với 288 hiện vật được trưng bày bên trong nhà Bảo tàng, 187 hiện vật trưng bày ngoài sân vườn được sắp xếp trong các phòng trưng bày Trà Kiệu, Mỹ Sơn, Đồng Dương, Tháp Mẫm, các hành lang Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum và Bình Định.
Những lưu ý cần biết khi tham quan bảo tàng Chăm
Để tránh các trường hợp gặp rắc rối khi tham quan, bạn nên bỏ túi những lưu ý cần thiết dưới đây nhé:
- Du khách đến tham quan phải mua vé tham quan theo quy định. Vé phải được đóng dấu bằng con dấu tròn của bảo tàng, tránh những vé giả mạo.
- Khách đến tham quan không được mang những chất gây cháy nổ, các vật nhọn dễ gây thương tích, vũ khí,.. vào bảo tàng. Trường hợp du khách cố tình đem vào sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
- Du khách tự bảo quản tài sản cá nhân trách trình trạng mất cắp, gửi hành lý tại phòng thường trực.
- Phải giữ vệ sinh công cộng và không được hút thuốc trong bảo tàng.
- Du khách không được sờ tay vào các hiện vật trưng bày tại bảo tàng để đảm bảo lưu giữ các hiện vật nguyên vẹn, tránh đổ vỡ.
- Không được sử dụng máy chụp ảnh, quay phim. Không sử dụng tư liệu, hiện vật chụp được tại bảo tàng đăng lên các phương tiện thông tin đại chúng.
Giá vé, giờ mở cửa, địa chỉ và những thông tin liên quan
Giá vé tham bảo tàng:
- Người lớn: 60.000đ/vé
- Học sinh, sinh viên: 10.000đ/vé
- Trẻ em (dưới 16 tuổi) vào cổng miễn phí.
Giờ mở cửa: 7h00 – 17h30 hằng ngày.
Địa chỉ: nằm tại số 2, Đường 2 tháng 9, quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng.

Dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide) tại bảo tàng
- B1: Truy cập vào wifi bảo tàng
- B2: Truy cập địa chỉ: https://chamaudio.com tại trình duyệt web
- B3: Bạn sẽ lựa chọn ngôn ngữ mà bạn muốn nghe thuyết minh (Việt, Anh hoặc Pháp) và chọn hiện vật muốn nghe thông tin. (Du khách có thể quét mã vạch bên cạnh hiện vật hoặc hiện vật được giới thiệu trong ứng dụng.
Dịch vụ hướng dẫn viên cho đoàn
- Hướng dẫn viên phục vụ các đoàn từ 05 khách trở lên, bằng các ngôn ngữ: Việt, Anh, Pháp.
- Thời gian phục vụ của hướng dẫn từ 7h30-11h00 và 14h00-17h00 hàng ngày.
- Các đoàn có hướng dẫn viên đi kèm hoặc có yêu cầu về hướng dẫn bằng tiếng Anh và Pháp, liên hệ phòng Giáo dục và Thuyết minh trước ít nhất 03 ngày.
- Thông tin liên hệ: Phòng Giáo dục và Thuyết minh (Số điện thoại: 02363572935 / Email: gdtt-baotangcham@danang.gov.vn hoặc ecdchammuseum@gmail.com )
Trên đây là vài nét về Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về bảo tàng cũng như các dấu ấn lịch sử, nét đẹp văn hóa nghệ thuật của người Chăm Pa cổ. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến một vài hữu ích cho chuyến tham quan của bạn.
Bạn có thể tham khảo:
Để lại bình luận cho bài viết