Nội dung bài viết
Khám phá Cung An Định Huế
Với nét kiến trúc độc đáo kết hợp phong cách Á – Âu, Cung An Định đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
1. Vị trí của Cung An Định ở đâu?
Ngay cạnh bên bờ sông An Cựu, tại 97 Phan Đình Phùng, Phường Phú Nhuận, Thành Phố Huế (xưa thuộc phường Đệ Bát – Thị xã Huế).
Khi còn nguyên vẹn cung có khoảng 10 công trình. Từ trước ra sau là: Bến thuyền, Cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, Hồ nước… trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, đến nay cung chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là Cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường.

2. Lịch sử hình thành
Cung An Định nguyên trước đây là phủ Phụng Hóa (phủ An Định), được xây dựng năm Thành Thái 14 (1902), dùng làm phủ riêng cho Hoàng Tử Nguyễn Phúc Bửu Đảo (con trai đầu của Vua Đồng Khánh). Sau khi lên ngôi lấy niên hiệu là Khải Định (1916-1925), ông đã dùng tiền riêng để cải tạo phủ theo lối kiến trúc hiện đại, khởi công năm Đinh Tỵ (1917) và hoàn thành mùa đông năm Mậu Ngọ (cuối 1918 đầu 1919) để kỷ niệm nơi nhà vua sinh trưởng và sau đó ban tặng cho Hoàng Tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại sau này) vào năm 1922.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, gia đình cựu hoàng Bảo Đại đã chuyển từ Hoàng cung qua sống tại cung An Định. Sau năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tịch thu cung An Định. Sau năm 1975, bà Từ Cung đã hiến cung An Định cho chính quyền cách mạng. Cung An Định được sử dụng như một khu nhà tập thể cho gia đình các giáo sư Đại học Huế và bị xuống cấp nghiêm trọng cho đến năm 2001 mới được phục hồi, trùng tu.

3. Lối kiến trúc độc đáo
Đây là một công trình lớn có diện tích 23.463m2, so với các công trình khác của thời Nguyễn thì được thiết kế, xây dựng và trang trí theo một phong cách hoàn toàn mới. Ghi lại trên mọi phương diện dấu ấn đậm nét của giai đoạn dung hòa “Đông, Tây – Kim, Cổ” trong lịch sử mỹ thuật Huế và cả Việt Nam. Đánh dấu một giai đoạn trong lịch sử mỹ thuật Huế tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của mỹ thuật phương Tây.

4. Những lưu ý khi đến Cung An Định
- Không nên mặc những trang phục thiếu lịch sự, không phù hợp như áo hai dây, quần/váy ngắn. Thật tuyệt nếu bạn khoác lên mình bộ áo dài, chắc chắn bạn sẽ trông thật đẹp với khung cảnh nơi đây đó.
- Giữ gìn vệ sinh chung của khuôn viên, tránh vứt rác bừa bãi.
- Không nên tự ý sờ hoặc di chuyển hiện vật, các đồ đạc trong cung.

5. Địa điểm ăn uống gần Cung An Định
Bánh ướt cuốn tôm chua
Đây là món ăn đơn giản nhưng luôn hiện diện trên bàn ăn của nhà vua lúc thời bấy giờ, nhưng ngày càng bị lưu mờ trong tiềm thức của người Huế trẻ. Thế mà vài năm gần đây chính nhờ sự phát triển của mạng xã hội mà món bánh này đã trở nên gần gũi với nhiều người. Gánh bán của mệ Hạnh đã không còn quá xa lạ đối với người Huế hay du khách đến đây. Bánh ướt được cuốn cùng bún, rau muống, khoai cắt thẻ và được ăn cùng sốt khoai hoặc mắm tôm đặc trưng.
- Địa chỉ: Góc ngã ba Phan Đình Phùng – Lý Thường Kiệt (Bên cạnh cầu Kho Rèn)
- Thời gian: 14h00 – 18h00
- Giá chỉ từ 20 – 35k

Và các món ăn đặc sắc khác TOP 5 QUÁN ĂN CHỈ NGƯỜI ĐỊA PHƯƠNG MỚI BIẾT TẠI HUẾ
Các địa điểm tham quan, ăn uống nhất định không để bỏ lỡ 30 điểm tham quan ở Huế nhất định phải đến một lần
6. Giá vé và thời gian mở cửa
Giá vé:
- Giá dành cho người lớn: 25.000 VNĐ/người
- Giá dành cho trẻ em: Miễn phí
Thời gian: Từ Thứ Hai – Chủ nhật
- Mùa hè: 6h30 – 17h30
- Mùa đông: 7h00 – 17h00
Để có một chuyến trải nghiệm du lịch tuyệt vời, bạn hãy ghé thăm https://stours.vn/danh-muc-tour/tour-tron-goi
Ngoài ra, ghé Page https://www.facebook.com/ReviewDN để tìm hiểu được nhiều địa điểm thú vị!!!!
Để lại bình luận cho bài viết