Nội dung bài viết
1. Vị trí địa lý của Chùa Linh Ứng

2. Cách di chuyển tới Chùa Linh Ứng
Du Lịch An Nam xin gợi ý cho bạn 2 cung đường đi thuận tiện nhất giúp bạn tới được Chùa Linh ứng:
– Từ Sân bay Đà Nẵng:
Sân bay quốc tế Đà Nẵng nằm cách Chùa Linh Ứng khoảng 14km, tại đây bạn sẽ di chuyển theo cung đường như sau: Sân Bay Đà Nẵng – đi qua theo đường Duy Tân – tới bùng binh ngã 5 rẽ trái đi theo đường Trung Nữ Vương – tiến thẳng tới Cầu Rồng, qua cầu – đi hết đường Võ Văn Kiệt – rẽ trái vào đường Võ Nguyên Giáp rồi tiếp tục đi thẳng đường Hoàng Sa. Đến cuối đường Hoàng Sa là tới Chùa Linh Ứng.
– Từ Bến xe Đà Nẵng:
Bến xe Đà Nẵng nằm cách Chùa Linh Ứng khoảng 18km, tại đây bạn sẽ di chuyển theo cung đường như sau:
Bến xe Đà Nẵng – rẽ trái Quốc Lộ 1A đi một chút bạn sẽ thấy đường Tô Hiệu phía ngang đường nhưng không thể sang đường được vì đây là đường Quốc Lộ, vì thế bạn đi thêm một chút nữa sẽ có đường rẽ sang rồi rẽ trái vào đường Tô Hiệu, chạy thẳng đến hết đường – gặp đường Phùng Hưng, rẽ phải chạy thẳng đường Phùng Hưng sẽ đến – đường Nguyễn Tất Thành, rẽ phải và chạy thẳng theo đường Nguyễn Tất Thành – qua cầu Thuận Phước – đi thẳng đường Lê Đức Thọ đến cuối đường – rẽ trái là đường Hoàng Sa – đi tới cuối đường chính là Chùa Linh Ứng.
3. Những điều đặc biệt của Chùa Linh Ứng

Bạn sẽ không khỏi choáng ngợp khi được chứng kiến tận mắt bức tượng Phật Quan Thế Âm cao tới 67m, đường kính tòa sen là 35m) hiện đang là bức tượng cao nhất Việt Nam. Tượng Phật Quan Thế Âm đứng tựa lưng vào núi, hướng ra biển, đôi mắt hiền từ nhìn xuống, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang vươn khơi xa. Trên mão tượng Quan Âm có tượng Phật Tổ cao 2m. Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là “Phật trung hữu Phật”.

Đi tiếp vào bên trong, bạn sẽ được ngắm nhìn Điện chính của ngôi chùa, với sức vẻ đẹp nguy nga cùng sức lớn thu hút mọi ánh nhìn của các du khách khi đặt chân tới đây. Chính giữa là tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mô Ni, bên phải là Quan Thế Âm Bồ Tát, và bên trái là Tam Tạng Phật, 4 vị Thần Long Hộ Pháp cùng 18 vị La Hán được sắp xếp theo một quy luật, bảo vệ cho chính điện.
Để lại bình luận cho bài viết