Nếu Việt Nam ta tự hào với mảnh đất trải dài bên bờ biển Đông Gió lộng, nơi giao lưu của bao dòng chảy văn hóa khác nhau trên thế giới thì Quảng Nam càng thêm tự hào hơn khi trên một diện tích không lớn lắm đã có hai trong năm di sản được UNESCO công nhận là di dân văn hóa thế giới, đó là khu đền tháp Mỹ Sơn và phố cổ Hội An. Và khi nhắc đến Mỹ Sơn ta không thể không nhắc đến những đêm trăng huyền bí trên tháp cổ phong cùng với những nét đặc sắc trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của khu đền tháp cổ kính này. Cùng theo chân Review Đà Nẵng khám phá về vương quốc cổ này nhé !
Từ hàng năm trước, vương quốc Chăm Pa có thể nói là trung tâm trồng trọt và đánh bắt hải sản, nổi bật hơn cả Angkor của Campuchia, dựa vào sự thịnh vượng của ngành nông nghiệp lúa nước một thời, Chăm Pa đã giao lưu, trao đổi buôn bán với Ấn Độ từ thế kỷ trước công nguyên và cũng nhờ đó, cận kề và chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ và nổi bật nhất là Ấn Độ giáo.
Sơ lược về Thánh Địa Mỹ Sơn
Vị trí
Khu đền tháp Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Cách thành phố Hội An 45 km, cách Trà Kiệu 20 km về phía Tây, cách thành phố Đà Nẵng 68 km về phía Tây Nam, cách TP.Huế 145 km về phía Nam. Địa điểm này nằm trong thung lũng có đường kính rộng khoảng 2 km, bao quanh là đồi núi trùng điệp.
Lịch sử
Thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng từ thế kỷ IV bởi vua Bhadravarman và kết thúc vào cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV dưới triều vua Jaya Simhavarman III. Đây là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp có lối kiến trúc độc đáo, tượng trưng cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Chăm Pa. Quần thể này được xây dựng với mục đích là nơi thờ thần Linga và Shiva.
Tuy nhiên, những ngôi đền đã bị bỏ hoang do sự xâm chiếm của Vương quốc Cổ đại – Đại Việt. Cho tới năm 1889, một nhóm thám hiểm người Pháp đến du khảo Việt Nam và đã “đánh thức” lại nơi này.
Do bị chiến tranh tàn phá nên đến năm 1975, quần thể đền tháp chỉ còn lại 32 công trình. Trong đó có 20 công trình còn nguyên vẹn như ban đầu. Trải qua bao biến cố lịch sử, Thánh địa Mỹ Sơn vẫn là một di tích mang đậm giá trị nghệ thuật, văn hóa kết tinh trí tuệ, tinh hoa của nhiều thế hệ. Ngày 01/12/1999, khu di tích đã được UNESCO chính thức công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.
Kiến trúc ở Thánh Địa Mỹ Sơn
Cùng với quá trình xây dựng liên tục suốt thế lỷ IV cho đến giữa thế kỉ XIII, các đền tháp ở Mỹ Sơn là những công trình kiến trúc chính thống của quốc gia và đều do các đời vua trị vì xây dựng, do vậy có thể nói rằng đền tháp là nơi tập trung thể hiện những gì tiêu biểu nhất, tinh hoa nhất điển hình cho nền kiến trúc nghệ thuật đương thời với những dạng thế kiến trúc độc đáo. Hầu hết các phong cách kiến trúc đền tháp Chăm đều có mặt ở Mỹ Sơn và chính bản thân các đền Tháp ở Mỹ Sơn lại tạo nên những tiêu chí cơ bản cho việc nhận điện phong cách kiến trúc nghệ thuật Chăm.
Nghệ thuật kiến trúc đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ. Thánh địa có một tháp chính (Kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh. Những đền tháp ở Mỹ Sơn được xây dựng bằng gạch đỏ, không vôi phủ ngoài, giữa các viên gạch không có mạch hồ. Các đền tháp đều có hình tứ giác. Mái tháp được cấu trúc theo nhiều tầng tháp chồng lên nhau, trên đặc dưới rỗng, càng lên cao càng nhỏ dần tạo dáng cao vút. Mặt ngoài cửa các tháp mang những đường nét và đường cong mô tả hình người, hình động vật, cỏ cây hoa lá với nhiều dáng vẻ khác nhau rất sinh động và uyển chuyển.
Thánh địa là nơi thờ tự tôn giáo của người Chăm pa cổ đó là đạo Hindu tôn thần Shiva làm vị thần tối cao và lấy biểu tượng Linga làm vật thờ chính. Các đền miếu nhỏ thờ các vị thần như thần Sấm, sét, Indra, thần mặt trời Surya, thần chiến tranh Skanda… Những nghiên cứu cho thấy, khu tháp cổ nhất được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 4, sau đó các vua Chăm pa sau tiếp tục xây dựng liên tục các tháp mới trong vòng hơn 1000 năm trở thành một quần thể tháp như ngày nay. Ngoài chức năng để tế lễ, giúp những người đứng đầu nhà nước có thể đến gần hơn với nữ thần, khu Thánh địa còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chăm pa, là nơi chôn cất các vị vua, các thầy tu có căn tuệ nhiều quyền lực. Tại khu vực thung lũng Mỹ Sơn hiện nay còn hơn 50 ngôi tháp lớn nhỏ khác nhau, có tháp đứng đơn lẻ tách biệt, lại có tháp đôi, tháp ba đứng thành cụm, nhiều tháp đã bị thời gian phong hóa nhưng dấu tích nền tháp thì vẫn còn nguyên vẹn. Di tích Mỹ Sơn được người Pháp phát hiện vào thế kỷ thứ 19, nằm trong một thung lũng được bao quanh bởi núi và những khu rừng rậm rạp, từ đó có rất nhiều các nhà khoa học, nhà khảo cổ học đến nghiên cứu và khám phá lịch sử bí ẩn của khu tháp nghìn năm tuổi này. Những phù điêu, tượng đá tại đây thể hiện phần nào tín ngưỡng và khát vọng của người Chăm. Đó là chưa kể đến hàng trăm tấm bia đá khắc đầy ký tự cổ là những tư liệu khảo cổ vô cùng quý giá. Không quá hùng vĩ như các đền Angkor (Campuchia), cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi làn sóng du lịch như đô thị cổ Hội An, nhưng Mỹ Sơn vẫn cuốn hút được nhiều du khách bởi nét trầm mặc rất riêng của mình. Trong từng viên gạch, từng tấm phù điêu vũ nữ đang say múa, từng ngôi tháp cổ đổ nát… tất cả như đang kể cho khách phương xa những câu chuyện về một thời kỳ rực rỡ đã qua.
Hàng ngàn năm trôi qua mà vẫn không làm phai được sắc đỏ thắm của viên gạch nơi tháp cổ. Ẩn đằng sau những ngôi tháp trầm mặc trong ánh chiều tà kia là một kỹ thuật xây dựng bí ẩn, nhuốm màu huyễn hoặc. Có nhiều giả thiết về chất kết dính giữa các viên gạch trên tháp Chăm nhưng vẫn chưa có được câu trả lời. Có người còn cho rằng những nghệ nhân Chăm xưa kia đã chất đất sét thành hình những tòa tháp rồi mới nổi lửa nung. Thậm chí, người dân vùng này còn nói rằng dưới chân những tòa tháp có những “bộ rễ” bằng gạch để hút tinh khí trong lòng đất mẹ nuôi thân tháp. Nếu chặt đứt “bộ rễ”, tháp sẽ “chết khô” như một loài cây… Có phải vì những màu sắc huyễn hoặc này mà những ngôi tháp Chăm kia mãi mãi có một sức hút thật khó cưỡng lại với những ai đã từng du lịch một lần đến Mỹ Sơn. Thật và ảo, vàng son và đổ nát…, tất cả đã làm nên một tình yêu đắm say với Mỹ Sơn trong lòng du khách khi lạc bước vào thung lũng này.
Tham khảo tour Mỹ Sơn giá tốt tại đây nhé !
Thánh địa Mỹ Sơn có gì ?
Khám phá Văn hóa Champa
Thánh địa Mỹ Sơn không chỉ mang những dấu ấn kiến trúc đặc sắc riêng biệt ;mà còn ẩn chứa những giá trị văn hóa tinh thần của người Chăm cực kì đặc sắc. Những vũ điệu múa Chăm nhẹ nhàng, uyển chuyển; độc đáo và hấp dẫn. Ngoài ra nơi đây còn có nhiều hoạt động nghệ thuật đặc sắc khác; để phục vụ du khách như nghệ thuật diễn xướng dân gian; điệu múa cắn lửa, vũ điêu dâng lễ, múa đội nước, … Chắc chắn sẽ làm vui lòng khách đến vừa lòng khách đi khi tham quan, trải nghiệm ở địa điểm du lịch nổi tiếng này.
Lễ hội Katê – Văn hoá độc đáo của người Chăm
Được biết đến là lễ hội có từ lâu đời và đặc sắc nhất của người với ý nghĩa tưởng nhớ đến các vị thần cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng thuận lợi, lứa đôi hoà hợp, con người vạn vật sinh sôi nảy nở. là một lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của người chăm. Nơi ấy chính là tấm gương phản chiếu của một cộng đồng, là nơi hội tụ những giá trị, tinh hoa văn hoá. chính vì vậy, lễ hội không những gắn với đền tháp cổ kính – nơi ngưng tụ những giá trọ văn hoá cao nhất của nền văn hoá Chăm mà còn đem đến một phần khác của văn hoá như đồ cúng tế, y phục, nhạc cụ những bài thanh ca – ca ngợi các bị vua hiền có công với dân, với nước và hát kể về các công việc đồng án, mùa màng, sản vật trăm hoa, trăm quả, trăm nghề. Lễ hội được trình diễn trước công chúng một nền nghệ thuật ca – múa – nhạc dân gian mang một phong cách riêng biệt độc đáo
Thưởng thức điệu múa APSARA
Ngoài chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc cổ, du khách còn được thưởng thức điệu múa Apsara lấy cảm hứng từ các tượng đá sa thạch. Điệu múa này cực kỳ mượt mà, uyển chuyển với tựa đề “linh hồn của đá” nhằm tôn vinh những đường cong của phái đẹp.
Điệu múa Apsara được dùng để biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật của tỉnh và phục vụ cho các đoàn khách du khách khi tới tham quan Thánh địa. Các điệu múa hòa trong tiếng trông Paranưng và tiếng khèn Saranai sôi động, đảm bảo bạn sẽ có cảm giác như lạc vào cùng đất Chăm cổ xưa, không khỏi say đắm.
Những lưu ý khi đến ghé thăm Thánh Địa Mỹ Sơn
Nên đi Mỹ Sơn vào thời gian nào ?
Ở Quảng Nam có hai mùa chính là mùa mưa (Tháng 9 – tháng 12) và mùa khô (tháng 2 – tháng 8). Mùa khô sẽ là thời điểm thuận lợi để đến Mỹ Sơn thăm quan khám phá hơn rất nhiều. Để ghé thăm thánh địa Mỹ Sơn thì nên chọn từ tháng 2 đến tháng 4, lúc này thời tiết rất mát mẻ, nắng không quá gắt nên rất dễ dàng để di chuyển tham quan, khám phá vẻ đẹp cổ kính nơi đây.
Phương tiện di chuyển đến Mỹ Sơn
Khu thánh địa Mỹ Sơn cách đà nẵng khoảng 70km, đường đi tới đây khá thuận lợi nên bạn có thể lựa chọn khá nhiều phương tiện phổ biến hiện nay để đi, song để tiết kiệm thời gian và tiền bạc thì đi xe máy, xe buýt và đi theo tour của các công ty du lịch.
Giá vé tham quan tại Mỹ Sơn
Giá vé tham quan thánh địa Mỹ Sơn: 150.000 vnđ/vé đối với du khách quốc tế và 100.000 vnđ/vé với du khách nội địa (Vé tham quan đã bao gồm dịch vụ đi xe điện tới khu di tích và xem các hoạt động biểu diễn văn nghệ)
Thời gian mở cửa: Từ 6h30 sáng đến 17h00 (khu di tích mở tất cả các ngày trong năm, kể cả các ngày lễ, tết).
Để biết thêm nhiều địa điểm du lịch lân cận bạn tham khảo tại đây nhé !
Muốn biết thêm thông tin kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng bạn ghé tại đây nhé !
Để lại bình luận cho bài viết